Theo bà Nguyễn Thanh Anh, Giám đốc Tiếp thị Grab Việt Nam, đây không chỉ là một trong những chiến lược quan trọng của Grab trong thời gian sắp tới, còn là sứ mệnh giúp các dịch vụ số trở nên dễ tiếp cận hơn cho mọi người dân Việt và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bà Nguyễn Thanh Anh, Giám đốc Tiếp thị Grab Việt Nam
Bối cảnh thị trường cho thấy dư địa tăng trưởng vẫn rất lớn. Theo báo cáo e-Conomy SEA 2024 của Google, Temasek & Bain Company, năm 2024 nền kinh tế số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ở mức 16% so với năm trước. Tổng giá trị hàng hoá (GMV) đạt 36 tỉ USD và được dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
Trong khi đó, theo báo cáo của Momentum Works, Việt Nam là thị trường có dịch vụ đặt đồ ăn trực tuyến tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á với mức 26% vào năm 2024.
Ở lĩnh vực gọi xe công nghệ, khảo sát của Rakuten Insight Global công bố hồi tháng 5/2025 cho thấy hơn 77% người dùng được khảo sát thường sử dụng dịch vụ gọi xe công nghệ, với tần suất ít nhất 3 lần mỗi tháng. Điều này có nghĩa, cứ 10 người thì có tới hơn 7 người lựa chọn di chuyển bằng xe công nghệ. Báo cáo cũng cho thấy, Grab đang là thương hiệu đặt xe công nghệ được sử dụng thường xuyên nhất với 55% người dùng tại các thành phố lớn và 54% tại các tỉnh, thành khác tin dùng. Có thể thấy, sử dụng dịch vụ số đang dần trở thành thói quen của người Việt.
Dù vậy, vẫn còn nhiều nhóm người dùng chưa được trải nghiệm các dịch vụ số hoặc chưa sử dụng một cách thường xuyên. Đơn cử, những người biết đến dịch vụ số nhưng gặp rào cản tài chính, người lớn tuổi ít quen thao tác công nghệ, nhóm người cần sự chăm sóc nhiều hơn như phụ nữ mang thai, người có con nhỏ, hoặc người dân ở các thị trường ngoài TP HCM và Hà Nội – nơi dịch vụ số chưa phủ sâu rộng.
"Chúng tôi đang chứng kiến số lượng người dùng trên nền tảng Grab nhiều hơn bao giờ hết. Làm gì để Grab có thể tiếp tục phục vụ họ tốt hơn, mang lợi ích của nền kinh tế số đến với những nhóm người còn đang còn gặp nhiều rào cản?" - bà Thanh Anh đặt vấn đề.
Để tiếp cận những nhóm này, Grab đã triển khai một loạt giải pháp mới được thiết kế phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng người dùng khác nhau. Như tháng 6 vừa qua, thương hiệu ra mắt bộ giải pháp "Grab cho cả nhà" bao gồm loạt dịch vụ, tính năng giúp các thành viên trong gia đình đi lại, ăn uống, mua sắm cùng nhau một cách thuận lợi, đồng thời, giúp người dùng an tâm hơn khi biết người thân của họ được chăm sóc chu đáo khi sử dụng Grab.
Đơn cử, tính năng Tài khoản Gia đình giúp người thân dễ dàng đặt xe, quản lý và thanh toán các chuyến xe cho nhau. Nhờ đó, những người lớn tuổi chưa thành thạo công nghệ vẫn có thể tận hưởng sự tiện lợi và an toàn của Grab.

Tính năng Tài khoản Gia đình giúp người thân dễ dàng đặt xe, quản lý và thanh toán các chuyến xe cho nhau…
Grab cũng đưa ra Bộ sưu tập Món ăn Gia đình trên GrabFood, bao gồm danh mục đa dạng nhà hàng, quán ăn với thực đơn phong phú để phục vụ nhu cầu ẩm thực của cả nhà, phù hợp cho cả bữa ăn hằng ngày lẫn dịp họp mặt gia đình. Với giới trẻ, sinh viên, Grab giới thiệu các lựa chọn "nhẹ ví" như GrabBike Tiết Kiệm, Bộ sưu tập Một người ăn, cùng gói hội viên GrabUnlimited dành riêng cho sinh viên.
"Vẫn còn nhiều người dùng đang nhạy cảm hơn với giá cả, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế còn nhiều thử thách. Các giải pháp tiết kiệm là cách chúng tôi đáp ứng nhu cầu của tệp người dùng này" - bà Thanh Anh nói.
Hiện tại, Grab đặt mục tiêu mở rộng dịch vụ, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, nhằm gia tăng sự tiện lợi và giúp dịch vụ số trở nên dễ tiếp cận hơn cho mọi người dân Việt Nam. Các dịch vụ trong hệ sinh thái Grab đều được thiết kế nhằm phục vụ đa dạng nhu cầu của người dân trong cuộc sống hàng ngày, giúp mỗi người dùng – từ sinh viên, dân công sở đến người cao tuổi – đều cảm thấy Grab "gần gũi, dễ dùng và hữu ích". Điều này cũng góp phần tạo ra các giải pháp sinh kế cho đối tác tài xế, đối tác thương nhân tại các địa phương và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung.