Xây nhà cao tầng trong nội đô: Cần quản lý chặt các tiêu chí xây dựng

Thứ bảy, 29/09/2018 08:05

Phát triển các công trình cao tầng trong nội đô là xu thế tất yếu. Các đô thị của Việt Nam, trong đó có hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cũng nằm trong xu thế này. Tuy nhiên, những bài học về công tác quản lý, thiết kế đô thị vẫn là điều mà chúng ta cần suy ngẫm.

Áp lực cho hạ tầng kỹ thuật

Theo số liệu của Cục Hạ tầng kỹ thuật Việt Nam, phần lớn các công trình đã được đưa vào sử dụng và xây dựng mới tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đều được được xây dựng trong khu đô thị, đặc biệt là khu vực đô thị lõi, các công trình cao tầng được thiết kế và thi công theo mô hình công trình cao tầng hỗn hợp.

Tại Hà Nội có thể kể đến các tổ hợp công trình như chung cư Pacific Place Hà Nội (quận Hoàn Kiếm, cao 18 tầng), chung cư Kinh Đô Building (quận Hai Bà Trưng, cao 29 tầng), tổ hợp Indochina Plaza Hà Nội (quận Cầu Giấy, 2 tòa tháp 43 - 54 tầng). 

Bên cạnh đó, các Khu đô thị nằm trải đều ở tất cả các quận nội đô của TP Hà Nội có tỷ lệ sử dụng đất để xây dựng các công trình cao tầng nói riêng và các công trình hạ tầng nói chung ở mức cao, từ 60 – 90%. Tiêu biểu như ở khu trung tâm bán đảo Linh Đàm, tỷ lệ sử dụng đất lên tới 90%.

Xây nhà cao tầng trong nội đô: Cần quản lý chặt các tiêu chí xây dựng - Ảnh 1.

Lý giải về điều này, GS.TS.KTS Nguyễn Tố Lăng - nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho rằng, hiện nay tại các TP lớn xuất hiện nhiều công trình xây dựng cao tầng, với mật độ xây dựng quá cao là do các chủ đầu tư tận dụng tối đa không gian sử dụng. 

Từ đó, gây áp lực cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng sống trong các nhà cao tầng. Việc thiết kế đô thị chưa được quan tâm đúng mức tại những khu vực có nhà cao tầng.

TS.KTS Đặng Tiên Phong – Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia cũng cho biết, việc chưa tính đúng các chỉ tiêu áp lực sử dụng của phần diện tích hỗn hợp với hệ thống hạ tầng đô thị (thường bỏ qua đối với diện tích trung tâm thương mại - dịch vụ) về mặt cơ học, có thể làm gia tăng các áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực nội đô lịch sử, do tần suất đi lại và sử dụng trong các giờ cao điểm là khá lớn. 

Cùng với đó, hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định cho công tác thiết kế công trình hỗn hợp cao tầng còn chưa thống nhất và đồng bộ, nên việc "bùng nổ xen cấy" các dự án công trình hỗn hợp cao tầng trong khu vực nội đô cũng trở thành rào cản cho công tác quản lý cấp phép cũng như thiết kế. Vì thế, xảy ra những tác động tiêu cực của việc phát triển nhà cao tầng với đô thị, mà biểu hiện rõ nét nhất là các hiện tượng kẹt xe, ngập úng, quá tải hạ tầng thường xuyên xảy ra.

Quản lý như thế nào?

Theo TS.KTS Đặng Tiên Phong, một trong những giải pháp để có thể hài hòa giữa không gian nhà cao tầng và xen cấy công trình cao tầng hỗn hợp trong vùng đô thị lõi là xây dựng các chỉ tiêu, tiêu chí cho phát triển nhà cao tầng nói riêng và công trình cao tầng hỗn hợp nói chung. "Cần phải quản lý chặt chẽ các hệ số dung nạp về giao thông, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật để có thể cân bằng với nhu cầu thương mại toàn khu" - TS.KTS Đặng Tiên Phong nói.

Đối với dạng công trình nhà ở, diện tích khu vực trung tâm thương mại trong các tòa nhà chung cư, cần đáp ứng các tiêu chí cụ thể: Mật độ tập trung người phù hợp; quy mô diện tích có tỷ lệ tương quan phù hợp với tổng diện tích sàn; đảm bảo khả năng thoát người an toàn; có vị trí xây dựng tiếp cận gần với các tuyến giao thông chính; phù hợp với quy hoạch chung phân khu của khu vực.

Tỷ lệ diện tích công trình thương mại đối với loại công trình phi nhà ở nhưng có một số nhỏ căn hộ chung cư hoặc khách sạn thì cũng cho phép tối đa chiếm 40% trên tổng diện tích sàn. Diện tích tổng thể chỗ để xe, đối với công trình hỗn hợp dịch vụ, không được vượt quá 20% tổng diện tích sàn công trình để tránh tác động lên hệ thống giao thông chung toàn khu vực.

Cũng theo TS.KTS Đặng Tiên Phong, các công trình cao tầng hỗn hợp tại khu vực nội đô cũng cần tuân theo các quy định về khoảng đệm, khoảng lùi và khoảng đệm cây xanh cần thiết để làm đẹp cho kiến trúc cảnh quan, tránh xung đột về giao thông. Tùy theo các loại chức năng và vị trí khác nhau, mà các công trình hỗn hợp có khoảng lùi từ 5 – 30m với khoảng đệm trồng cây xanh từ 3 - 5m

TS.KTS Đặng Tiên Phong – Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia cũng cho biết, việc chưa tính đúng các chỉ tiêu áp lực sử dụng của phần diện tích hỗn hợp với hệ thống hạ tầng đô thị (thường bỏ qua đối với diện tích trung tâm thương mại - dịch vụ) về mặt cơ học, có thể làm gia tăng các áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực nội đô lịch sử, do tần suất đi lại và sử dụng trong các giờ cao điểm là khá lớn.

Cùng với đó, hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định cho công tác thiết kế công trình hỗn hợp cao tầng còn chưa thống nhất và đồng bộ, nên việc "bùng nổ xen cấy" các dự án công trình hỗn hợp cao tầng trong khu vực nội đô cũng trở thành rào cản cho công tác quản lý cấp phép cũng như thiết kế. Vì thế, xảy ra những tác động tiêu cực của việc phát triển nhà cao tầng với đô thị, mà biểu hiện rõ nét nhất là các hiện tượng kẹt xe, ngập úng, quá tải hạ tầng thường xuyên xảy ra.

Quản lý như thế nào?

Theo TS.KTS Đặng Tiên Phong, một trong những giải pháp để có thể hài hòa giữa không gian nhà cao tầng và xen cấy công trình cao tầng hỗn hợp trong vùng đô thị lõi là xây dựng các chỉ tiêu, tiêu chí cho phát triển nhà cao tầng nói riêng và công trình cao tầng hỗn hợp nói chung. "Cần phải quản lý chặt chẽ các hệ số dung nạp về giao thông, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật để có thể cân bằng với nhu cầu thương mại toàn khu" - TS.KTS Đặng Tiên Phong nói.

Đối với dạng công trình nhà ở, diện tích khu vực trung tâm thương mại trong các tòa nhà chung cư, cần đáp ứng các tiêu chí cụ thể: Mật độ tập trung người phù hợp; quy mô diện tích có tỷ lệ tương quan phù hợp với tổng diện tích sàn; đảm bảo khả năng thoát người an toàn; có vị trí xây dựng tiếp cận gần với các tuyến giao thông chính; phù hợp với quy hoạch chung phân khu của khu vực.

Tỷ lệ diện tích công trình thương mại đối với loại công trình phi nhà ở nhưng có một số nhỏ căn hộ chung cư hoặc khách sạn thì cũng cho phép tối đa chiếm 40% trên tổng diện tích sàn. Diện tích tổng thể chỗ để xe, đối với công trình hỗn hợp dịch vụ, không được vượt quá 20% tổng diện tích sàn công trình để tránh tác động lên hệ thống giao thông chung toàn khu vực.

Cũng theo TS.KTS Đặng Tiên Phong, các công trình cao tầng hỗn hợp tại khu vực nội đô cũng cần tuân theo các quy định về khoảng đệm, khoảng lùi và khoảng đệm cây xanh cần thiết để làm đẹp cho kiến trúc cảnh quan, tránh xung đột về giao thông. Tùy theo các loại chức năng và vị trí khác nhau, mà các công trình hỗn hợp có khoảng lùi từ 5 – 30m với khoảng đệm trồng cây xanh từ 3 - 5m



Nguồn KT&ĐT

Lễ ra mắt dự án biểu tượng kế bên Cầu Rồng - The Legend Danang

Lễ ra mắt dự án biểu tượng kế bên Cầu Rồng - The Legend Danang

Dự án 18:17

Ngày 26-7, dự án The Legend Danang chính thức ra mắt thị trường. Sự xuất hiện dự án BĐS ngay sát Cầu Rồng thu hút sự chú ý của đông đảo khách hàng, nhà đầu tư.

Đường Võ Chí Công: Huyết mạch nối trung tâm Thủ Thiêm tới sân bay Long Thành

Đường Võ Chí Công: Huyết mạch nối trung tâm Thủ Thiêm tới sân bay Long Thành

Dự án 19:56

Sân bay Long Thành sắp vận hành, câu hỏi đặt ra, đâu sẽ là tuyến đường chính kết nối trung tâm TP HCM với sân bay quốc tế này? Câu trả lời là đường Võ Chí Công.

Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2025 của PGBank tăng gần 35%

Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2025 của PGBank tăng gần 35%

Tài chính 18:54

Kết thúc nửa đầu năm 2025, kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đạt nhiều kết quả nổi bật.

Assembly và ADK Global hợp nhất tạo ra công ty tiếp thị toàn diện đột phá

Assembly và ADK Global hợp nhất tạo ra công ty tiếp thị toàn diện đột phá

Doanh nhân 17:55

Liên minh chiến lược này tiếp nối việc Stagwell mua lại ADK Global đầu năm nay, mở ra chương mới táo bạo cho ngành tiếp thị trong khu vực...

NS BlueScope Việt Nam cam kết phát triển bền vững, đối tác tin cậy trong lĩnh vực công trình xanh

NS BlueScope Việt Nam cam kết phát triển bền vững, đối tác tin cậy trong lĩnh vực công trình xanh

Số hóa 16:01

NS BlueScope Việt Nam công bố Tuyên bố Sản phẩm Môi trường, khẳng định cam kết mạnh mẽ về phát triển bền vững và việc thực hành ESG...

Tận hưởng thiên nhiên, giải trí, sức khỏe, sự bền vững tại Gladia by the Waters

Tận hưởng thiên nhiên, giải trí, sức khỏe, sự bền vững tại Gladia by the Waters

Dự án 15:59

Phát triển từ những giá trị cốt lõi: thiên nhiên - giải trí - sức khỏe - tiện nghi - bền vững, Gladia by the Waters mang đến một không gian sống trọn vẹn...

Rakuten Viber ra mắt tính năng mới dành cho doanh nghiệp

Rakuten Viber ra mắt tính năng mới dành cho doanh nghiệp

Số hóa 10:47

Rakuten Viber vừa ra mắt hai tính năng mới: Tin nhắn dạng xoay vòng (Carousel Message) và Tin nhắn dạng danh sách (List message) trong Viber Business Messaging.

Khai trương Wink Hải Phòng, khách sạn công nghệ và phong cách sống tại miền Bắc

Khai trương Wink Hải Phòng, khách sạn công nghệ và phong cách sống tại miền Bắc

Dự án 13:31

Khách sạn Wink thứ 6 mở cửa ngày 17-7, đánh dấu cột mốc mới cho khách sạn trên hành trình định nghĩa lại phân khúc dịch vụ sang trọng ở mức giá phải chăng.

Artisan Park – Tâm điểm giao thương giữa lòng thành phố mới

Artisan Park – Tâm điểm giao thương giữa lòng thành phố mới

Dự án 11:53

Mô hình TOD kiến tạo hướng đi cho các đô thị phát triển, trong đó Artisan Park, có vị trí chiến lược, tạo nên lực hấp dẫn cho dòng vốn phát triển đô thị mới.

6 tháng đầu năm, Hòa Phát đạt lợi nhuận sau thuế hơn 7.600 tỉ đồng

6 tháng đầu năm, Hòa Phát đạt lợi nhuận sau thuế hơn 7.600 tỉ đồng

Vật tư 11:52

Quý 2/2025, Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận hơn 36.000 tỉ đồng doanh thu và 4.300 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế.

XEM THÊM