Thị trường
30/05/2019 11:20

Nhiều nước châu Phi hối hận vì 'đại họa' tôm hùm đất

In bài viết

Đưa tôm hùm đất vào môi trường tự nhiên với mục đích lấy thịt làm thức ăn, một số quốc gia châu Phi nhanh chóng hối hận khi loài này sinh sản nhanh chóng, phá hủy hệ sinh thái.

Tôm càng đỏ Louisiana (tôm hùm đất - Procambarus clarkii) lần đầu tiên được nhập khẩu vào châu Phi từ năm 1970. Kenya và Nam Phi là hai quốc gia đầu tiên đưa loài này vào nuôi để làm thức ăn.

Nhưng do không có đối thủ tự nhiên nào để kìm hãm sự phát triển của tôm hùm đất, loài vật này nhanh chóng xâm lăng các khu vực khác của châu Phi. Hiện chúng đã xuất hiện ở rất nhiều sông hồ tại Rwanda, Uganda, Ai Cập và Zambia và với bản tính ăn tạp của mình, chúng gần như hủy diệt toàn bộ các loài thực vật thủy sinh, động vật nhỏ, giáp xác, cá và nhuyễn thể.

Lợi ích ngắn hạn

Các nhà bảo tồn đang lo lắng về nguy cơ tôm hùm đất sẽ có mặt ở các hồ lớn phía đông Phi như Malawi, Tanganyika hay Victoria, nơi có hàng trăm hay hàng ngàn loài động vật bản địa không thể tìm thấy ở nơi khác.

Nhiều nước châu Phi hối hận vì đại họa tôm hùm đất - Ảnh 1.

Nông dân đặt bẫy tôm hùm đất ở hồ Bunyonyi, Uganda. Từ năm 1978, tôm hùm đất được mang tới đây theo lệnh của nhà độc tài Idi Amin, hiện tại loài vật này đã thống trị hồ nước và toàn bộ các khu vực lân cận. Ảnh: Narratively.


"Bằng cách loại bỏ động vật và thực vật khỏi vùng đất ngập nước, tôm hùm đất có thể làm đảo lộn sự cân bằng của hệ sinh thái và làm các chức năng có giá trị của hệ sinh thái", ông Geoffrey Howard, điều phối viên toàn cầu về các loài xâm lấn cho Chương trình Các loài của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), cho biết.

Tại Kenya, người dân cho nuôi loài này ở hồ Naivasha và bán cho các thương nhân Bắc Âu sau khi loài tôm càng bản địa tuyệt chủng sau một đợt dịch bệnh.

"Khi đó chúng (tôm hùm đất) chẳng mấy khi được coi là mối đe dọa, nhưng rõ ràng là chúng đã làm ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá ở Naivasha", ông Howard nói. Chuyên gia này cho biết tôm hùm đất đã ăn thịt cá con và trứng cá, khiến số lượng các loài cá trong hồ giảm đi.

Mặc dù nhiều nông dân hưởng lợi từ việc bán tôm hùm đất, công việc kinh doanh chỉ bùng nổ trong ngắn hạn, theo ông Arne Witt, điều phối viên về các loài xâm lấn ở châu Phi của Trung tâm Khoa học Sinh học Nông nghiệp Quốc tế (CABI). Lý do là số lượng tôm hùm đất thường bùng nổ nhanh chóng sau khi ăn thịt toàn bộ thức ăn bao gồm cả động vật và thực vật ở khu vực. Nhưng khi nguồn thức ăn cạn kiệt, chúng sẽ chết hàng loạt nếu không tìm được địa điểm mới.

Hậu quả lâu dài

Tôm hùm đất cũng được thả xuống các con đập ở nhiều thành phố của Kenya như Nairobi, Kiambu và Limuru để giúp tiêu diệt loài ốc sên mang mầm bệnh. Nhưng tập tính đào hang sâu làm tổ của chúng khiến cho cơ sở hạ tầng địa phương bị phá hủy nghiêm trọng: mương nước bị rò rỉ, các con đập bằng đất sụp đổ và bờ sông bị lở.

Gary Bucciarelli, nhà khoa học tại Đại học UCLA, phát hiện rằng ở những dòng chảy nơi tôm hùm đất sinh sống, số lượng ấu trùng muỗi cũng tăng cao.

Nhiều nước châu Phi hối hận vì đại họa tôm hùm đất - Ảnh 2.

Mặc dù tiềm ẩn nhiều đe dọa với môi trường sinh thái, tôm hùm đất vẫn là món ăn khoái khẩu với người Uganda. Ảnh: Narratively.


"Chúng tôi tìm thấy rất ít ấu trùng chuồn chuồn tại những nơi tôm hùm đất có mặt", ông Bucciarelli cho biết. Khi chuồn chuồn chưa phát triển hẳn, ấu trùng của loài này sống dưới nước và thường xuyên bắt ấu trùng muỗi làm thức ăn.

Để hiểu tại sao sự xuất hiện của tôm hùm đất lại khiến muỗi phát triển, các nhà khoa học nuôi chúng trong bể kính tại phòng thí nghiệm. Khi ấu trùng chuồn chuồn ở một mình, chúng nhanh chóng bắt ấu trùng muỗi làm thức ăn, nhưng khi nuôi cùng với tôm hùm đất, ấu trùng chuồn chuồn không làm điều đó nữa.

Không chỉ vì tôm hùm đất ăn thịt ấu trùng chuồn chuồn, sự xuất hiện của chúng cũng khiến ấu trùng chuồn chuồn sợ hãi và không bắt ấu trùng muỗi để ăn. Điều này dẫn tới nhiều muỗi xuất hiện và con người sẽ phải chịu hậu quả, theo ông Bucciarelli.

Bên cạnh đó, khả năng di chuyển và thích nghi nhanh chóng của tôm hùm đất cũng khiến chúng trở thành loài xâm lấn hiệu quả. "Chúng có thể đi bộ và bơi ngược dòng trong những con sông và suối dẫn đến hồ, và rất dễ dàng di chuyển xuôi dòng", chuyên gia Howard từ IUCN cho biết.

Tôm hùm đất cũng có khả năng thay đổi hoặc chuyển đối chế độ ăn dựa trên bất kỳ loại thực phẩm nào có sẵn, từ sinh vật phù du đến động vật lưỡng cư, theo chuyên gia Witt của CABI.

"Tôm hùm đất phải chịu trách nhiệm cho sự biến mất của nhiều loài thực vật thủy sinh", ông Witt nói và giải thích thêm rằng chế độ ăn đa dạng của chúng cũng làm giảm số lượng con mồi có sẵn cho cá, chim và các loài săn mồi khác.

Cấm con người vận chuyển

Do không có nguồn quỹ để phát hiện và lập bản đồ sự lây lan của chúng, các nhà khoa học chưa thể biết tôm hùm đất đã xâm nhập vào châu Phi ở mức độ nào, theo ông Howard.

Nhiều nước châu Phi hối hận vì đại họa tôm hùm đất - Ảnh 3.

Tôm hùm đất có khả năng sinh sản rất nhanh, con cái có thể đẻ 500 trứng mỗi lần và 3 lần mỗi năm. Ảnh: Narratively.


"Bẫy hoặc tiêu diệt bằng chất độc có thể kiểm soát loài này trong những vùng nước nhỏ. Rào cản vật lý cũng có thể ngăn chặn sự di chuyển của tôm hùm đất, nhưng chỉ khi biết rõ sự phân bổ của chúng", ông Howard cho biết.

Về lâu dài, các nhà khoa học có thể cần phải tạo nên một dịch bệnh đặc biệt nhắm vào tôm hùm đất, theo chuyên gia Witt của CABI. Điều cần làm nhất vào lúc này là mọi người nên ngừng vận chuyển tôm hùm đất trên khắp lục địa, ông nhấn mạnh.

Điều đó nên được coi là "bất hợp pháp và cần bị trừng trị theo pháp luật", ông Witt nói.

Theo Sơn Trần (Zing)
KDI Holdings và Masterise Homes công bố đồng phát triển La Tiên Villa

KDI Holdings và Masterise Homes công bố đồng phát triển La Tiên Villa

Bất động sản 22:54

KDI Holdings và Masterise Homes chính thức công bố hợp tác đồng phát triển La Tiên Villa - biểu tượng mới tại Nha Trang, đô thị vịnh đáng sống bậc nhất Việt Nam

Người dân tại Hà Nội, An Giang, Khánh Hòa “hóng” sự kiện “Đổi xăng lấy điện” của VinFast

Người dân tại Hà Nội, An Giang, Khánh Hòa “hóng” sự kiện “Đổi xăng lấy điện” của VinFast

Tiêu dùng 13:52

Chuỗi sự kiện “Đổi xăng lấy điện - Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” sẽ đến với khách hàng tại Hà Nội, An Giang và Khánh Hòa vào ngày 26-27/7.

Phú Mỹ Hưng phát động cuộc thi “Sáng tạo cùng vật liệu tái chế” dành cho thiếu nhi

Phú Mỹ Hưng phát động cuộc thi “Sáng tạo cùng vật liệu tái chế” dành cho thiếu nhi

Nhịp sống 11:03

Phú Mỹ Hưng phát động cuộc thi online “Sáng tạo cùng vật liệu tái chế” với chủ đề “Em yêu môi trường”, dành cho đối tượng thiếu nhi từ 5 đến 12 tuổi.

MoMo giúp tiểu thương gỡ nút thắt, chuyển đổi số

MoMo giúp tiểu thương gỡ nút thắt, chuyển đổi số

Doanh nghiệp 11:03

Bộ giải pháp tài chính từ MoMo giúp tiểu thương gỡ 3 nút thắt: thanh toán - vận hành - tín dụng trong quá trình chuyển đổi số

SỰ KIỆN GÂY SỐT SUỐT HÈ 2025: “Safari Adventure: Biệt đội siêu thú tái xuất” tại Gigamall

SỰ KIỆN GÂY SỐT SUỐT HÈ 2025: “Safari Adventure: Biệt đội siêu thú tái xuất” tại Gigamall

Nhịp sống 11:02

Sự kiện Safari Adventure diễn ra từ tháng 7-2025 tại TTTM Gigamall, số 240-242 Phạm Văn Đồng, phường Hiệp Bình, TP HCM

Đột phá 6 HMO: Bước tiến của Vinamilk tại diễn đàn dinh dưỡng lớn nhất châu Á

Đột phá 6 HMO: Bước tiến của Vinamilk tại diễn đàn dinh dưỡng lớn nhất châu Á

Doanh nghiệp 11:02

Tiên phong với đột phá 6 HMO, thương hiệu quốc dân Vinamilk định hình chuẩn dinh dưỡng quốc tế tại hội nghị phát triển châu Á 2025

Thế hệ trẻ toàn năng: Phá kén tỏa sáng, vững bước tài chính cùng Techcombank

Thế hệ trẻ toàn năng: Phá kén tỏa sáng, vững bước tài chính cùng Techcombank

Ngân hàng 11:01

Trong thời đại mà mỗi cá nhân đều mang trong mình khát khao làm chủ cuộc sống, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang bắt đầu hành trình làm chủ tài chính từ rất sớm.