VnMoney
16/11/2017 12:25

Cảnh báo vay tiêu dùng lãi suất 60% một năm, phải chuyển nhà vì đòi nợ

In bài viết

Một số người dùng dịch vụ vay tiêu dùng cho biết phải trả mức lãi suất rất cao so với hợp đồng.

Theo Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, trong những năm gần đây, dịch vụ cho vay tiêu dùng để mua sắm tài sản, hàng hóa đã có sự phát triển nhanh chóng, góp phần thay đổi thói quen cũng như kích cầu tiêu dùng trong nền kinh tế.

Ngoài các loại hình cho vay để mua điện thoại, máy tính, xe máy… gần đây danh mục hàng hóa đã mở rộng sang mỹ phẩm, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp… Tuy nhiên, vay tiêu dùng đang phát triển đột biến cũng bắt đầu xuất hiện hệ quả ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của một bộ phận người tiêu dùng, tạo ra các rào cản, hạn chế sự phát triển bền vững của thị trường tài chính.

Tư vấn lãi suất 12-24%/năm, hợp đồng lên tới 36-50%/năm

Cục Quản lý cạnh tranh cảnh báo một số hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính, dựa theo dữ liệu tiếp nhận và giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra còn nhiều phản ánh, tố cáo, khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến hành vi của các đơn vị cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng.

Cảnh báo vay tiêu dùng lãi suất 60% một năm, phải chuyển nhà vì đòi nợ - Ảnh 1.

Vay tiêu dùng đang làm ảnh hưởng đến không chỉ người vay mà còn người thân, đồng nghiệp. Ảnh: Quang Thắng.

Đơn vị cho vay đã thực hiện nhiều thủ thuật nhằm che giấu thông tin, hoặc cung cấp thông tin sai lệch về nội dung của hợp đồng. Các thông tin bao gồm lãi suất, về thời hạn vay, về các mức phạt, phí hủy hợp đồng…

Một số đơn vị cho vay không thực hiện thẩm định thông tin của người tiêu dùng. Người tiêu dùng chỉ cần ký là được phê duyệt khoản vay. Ngoài ra, không cung cấp hợp đồng cho người tiêu dùng nghiên cứu, tạo tâm lý để người tiêu dùng ký hợp đồng khi chưa nắm rõ nội dung.

Một số đơn vị cho vay tiêu dùng còn thực hiện nhắc nợ, đòi nợ làm ảnh hưởng tới uy tín của người vay, thậm chí cả người thân, đồng nghiệp.

Một số trường hợp phản ánh đến Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho thấy người vay bị tính lãi suất 3-5%/tháng (36-60%/năm). Trước đó, người vay lại được nhân viên tư vấn lãi suất chỉ 1-2%/tháng (khoảng 12-24%/năm).

Thậm chí còn xuất hiện các khoản phạt mà trước đó người tiêu dùng không được thông báo, từ đó phát sinh nợ xấu, ảnh hưởng tới chỉ số xếp hạng tín dụng của người tiêu dùng.

Cục Quản lý cạnh tranh cũng nêu thực trạng, khi không có khả năng chi trả theo đúng quy định trong hợp đồng, người tiêu dùng liên tục bị gọi điện, nhắn tin đòi nợ. Nhiều trường hợp đòi nợ có dấu hiệu đe dọa, khủng bố, liên hệ tới đồng nghiệp, người thân của người tiêu dùng để đòi nợ.

Một số trường hợp người tiêu dùng đã phải chuyển nhà, tắt điện thoại để tránh nguy cơ bị đe dọa từ hoạt động thu hồi nợ.

Những hệ lụy nêu trên không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính mà còn đe dọa tới sự phát triển chung của ngành tài chính Việt Nam.

Làm rõ thông tin trước khi ký hợp đồng

Theo Cục Quản lý cạnh tranh, người sử dụng dịch vụ vay tiêu dùng cần lưu ý, cân nhắc kỹ trước khi ký hợp đồng vay tiền mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ. Chỉ ký khi đã nghiên cứu, tìm hiểu các nội dung và đảm bảo chắc chắn các thông tin đó được thể hiện chính xác.

Cảnh báo vay tiêu dùng lãi suất 60% một năm, phải chuyển nhà vì đòi nợ - Ảnh 2.

 Người vay cần yêu cầu cung cấp hợp đồng, tài liệu giao dịch có đầy đủ chữ ký, con dấu của đơn vị cung cấp dịch vụ để lưu giữ, đối chiếu và thực hiện đúng theo nội dung trong hợp đồng.

Khi có tranh chấp, ngoài việc phản ánh qua điện thoại tới đơn vị cung cấp dịch vụ, người tiêu dùng nên kết hợp gửi email hoặc gửi thư, để đảm bảo lưu vết thông tin. Tránh trường hợp các công ty cung cấp dịch vụ tài chính đưa ra lý do không tiếp nhận được khiếu nại của người tiêu dùng nên không có cơ sở giải quyết.

Trường hợp cần tư vấn, hỗ trợ thông tin hoặc đang có phát sinh tranh chấp liên quan tới lĩnh vực cho vay tiêu dùng, người tiêu dùng có thể liên hệ tới tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng.

Theo ZING VN
Pharmacity - Tìm kiếm thế hệ kế thừa cho ngành dược bán lẻ

Pharmacity - Tìm kiếm thế hệ kế thừa cho ngành dược bán lẻ

Thị trường 08:30

Pharmacity khởi động chương trình Quản trị viên tập sự 2025, tìm kiếm và đào tạo thế hệ lãnh đạo trẻ cho ngành dược bán lẻ Việt Nam.

Việt Huê từ diễn viên triển vọng thành chuyên gia nhan sắc

Việt Huê từ diễn viên triển vọng thành chuyên gia nhan sắc

Nhịp sống 08:12

Vẻ đẹp của một hot Vteen mở ra cánh cửa để Việt Huê bước vào sân chơi diễn xuất

Truyền thông sáng tạo, FPT "thổi hồn" văn hóa bản địa Việt lan xa

Truyền thông sáng tạo, FPT "thổi hồn" văn hóa bản địa Việt lan xa

Doanh nghiệp 08:11

Đây là chiến dịch "Một sắc cam - Ngàn dặm Việt" do FPT triển khai từ tháng 5-2025

Mô hình Bưu điện xã: Gắn liền chính quyền - doanh nghiệp - người dân

Mô hình Bưu điện xã: Gắn liền chính quyền - doanh nghiệp - người dân

Nhịp sống 08:09

Đây là bước đột phá về tổ chức và vận hành, thể hiện rõ vai trò "cánh tay nối dài" của Bưu điện Việt Nam

Doanh nghiệp giao dịch online cùng VPBank - “săn” vận may gần 4 tỉ đồng

Doanh nghiệp giao dịch online cùng VPBank - “săn” vận may gần 4 tỉ đồng

Tài chính 08:07

Từ ngày 21-7-2025, VPBankSME chính thức khởi động chương trình khuyến mại "Giao dịch online, Vận may tiền tỉ"

Học bạ giúp học sinh “lội ngược dòng” vào đại học

Học bạ giúp học sinh “lội ngược dòng” vào đại học

Nhịp sống 08:05

Điểm học bạ - với lợi thế phản ánh kết quả học tập ổn định và quá trình phấn đấu liên tục của học sinh

HEINEKEN đạt tham vọng bù hoàn nước tại Việt Nam

HEINEKEN đạt tham vọng bù hoàn nước tại Việt Nam

Doanh nghiệp 07:49

HEINEKEN Việt Nam bù hoàn hơn 690 triệu lít nước cho lưu vực sông Tiền, hoàn tất tham vọng cân bằng nước tại khu vực này sớm 5 năm.