VnMoney
22/05/2014 09:13

Sáp nhập ngân hàng: Bài học từ quá khứ

In bài viết

(NLĐO) - Việc công khai hay bí mật trong vấn đề sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng với nhau không quan trọng.

Chỉ tính từ cuối tháng 3 đến nay, hàng loạt NH đã công bố kế hoạch sáp nhập hoặc hợp nhất với tổ chức tín dụng khác theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, ít ai nhớ được rằng đợt tái cơ cấu NH diễn ra từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước còn lớn hơn nhiều.

20 NH rút giấy phép

Tính từ giữa năm 1998, thời điểm căng thẳng về thanh khoản và mức độ thua lỗ so với vốn tự có của 18 NH thương mại tại TP HCM. Thời gian sau đó có hơn 20 NH chính thức bị đóng cửa hoặc đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt để tiến tới rút giấy phép. Trong số này có 2 NH tự nguyện giải thể, 8 NH giải thể bắt buộc dưới sự giám sát của NH Nhà nước, các NH còn lại buộc phải thực hiện sáp nhập, hợp nhất để tồn tại.

Để ổn định thị trường tài chính, Chính phủ đã sử dụng khoảng 1.500 tỉ đồng để đóng cửa một số NH và tái cấp vốn cho những NH thực hiện cơ cấu lại. Trong đó, có thể kể đến đóng cửa NH Việt Hoa, NH Vũng Tàu, còn NH Nam Đô được Chính phủ giao cho NH Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) xây dựng phương án xử lý thành “NH Công nghiệp” nhưng không thành. Hay như Vietcombank phải xử lý NH Châu Á-Thái Bình Dương và chuyển thành NH mới với tên gọi “NH Ngoại thương Châu Á”, trong đó Vietcombank là cổ đông lớn góp 20% vốn cổ phần.

Maritime Bank đang có kế hoạch sáp nhập ngân hàng Mekong (MDB)
Maritime Bank đang có kế hoạch sáp nhập ngân hàng Mekong (MDB)

Sự “đổ vỡ” của 4 NH kể trên đã tiêu tốn của NH Nhà nước gần 1.100 tỉ đồng nhưng sau đó thu hồi được 655 tỉ đồng qua việc thanh lý các NH này.

Phân tích của các chuyên gia cho thấy sự “đổ vỡ” của các NH thời gian này là do tình trạng gặp khó khăn lớn về thanh khoản và khắc phục hậu quả kinh doanh không tốt buộc phải sáp nhập vào các NH lớn như: Vietcombank, BIDV với nguồn hỗ trợ từ ngân sách. Nhờ đó thị trường tài chính lúc ấy không ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền.

Do vậy, việc công khai hay bí mật trong vấn đề sáp nhập, hợp nhất các NH không quan trọng mà chủ yếu là phải ổn định thị trường và niềm tin của người dân vào NH, cốt lõi là bảo toàn được số tiền gửi của dân chúng.

NH vẫn “kín như bưng”

Theo các chuyên gia, với bài học từ quá khứ, chắc chắn NH Nhà nước có kinh nghiệm hơn trong vấn đề xử lý đổ vỡ các NH sao cho không ảnh hưởng đến nền kinh tế và niềm tin của người dân vào hệ thống.

Một điều kiện nữa là hiện nay hành lang pháp lý cho các vụ mua bán, sáp nhập, hợp nhất NH đã tương đối đồng bộ, hoàn chỉnh như: Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Chứng khoán, Luật NHNN Việt Nam, Luật Các Tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi) và Thông tư 04/2010/TT-NHNN quy định về việc mua bán, sáp nhập các NH phải dựa trên nguyên tắc thỏa thuận, tiếp theo đó là vấn đề bảo vệ khách hàng cũng được đặt lên phần quan trọng.

Thông tư 04 của NH Nhà nước cũng nói rõ việc bảo mật thông tin của việc này cũng là để các NH thương mại được hoạt động ổn định trước khi Đề án sáp nhập, hợp nhất, mua lại được thông qua. Điều đó lý giải tại sao việc bí mật thông tin của NH trước vấn đề sáp nhập cũng nhằm đạt mục tiêu tối ưu là ổn định thị trường, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền và các quyền và nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan.

Hơn nữa, NH là một doanh nghiệp đặc biệt, nếu đổ vỡ người ta sẽ nghĩ ngay đến đồng tiền gửi ở NH đó sẽ được xử lý sao. Theo số liệu của NH Nhà nước chi nhánh TP HCM đến cuối tháng 3-2014, tổng số tiền gửi của dân cư trên cả nước ước khoảng 1,9 triệu tỉ đồng. Vậy chỉ cần 1% của số tiền này phải xử lý thì ngân sách nhà nước phải hỗ trợ đến 19.000 tỉ đồng, quả là con số không nhỏ. Thứ nữa, hoạt động NH có hệ thống và liên quan đến nhiều ngành kinh tế khác và đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ… Do đó, việc khai tử một NH không hề đơn giản.

Dù muốn hay không thì mục tiêu của Đề án Tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 của Chính phủ đã chỉ rõ khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc tự nguyện. Trong đó, hình thành có các NH lớn đủ sức cạnh tranh trong khu vực, có các NH vừa và nhỏ.

Bài - ảnh: Linh Lan
Người dân tại Hà Nội, An Giang, Khánh Hòa “hóng” sự kiện “Đổi xăng lấy điện” của VinFast

Người dân tại Hà Nội, An Giang, Khánh Hòa “hóng” sự kiện “Đổi xăng lấy điện” của VinFast

Tiêu dùng 13:52

Chuỗi sự kiện “Đổi xăng lấy điện - Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” sẽ đến với khách hàng tại Hà Nội, An Giang và Khánh Hòa vào ngày 26-27/7.

Phú Mỹ Hưng phát động cuộc thi “Sáng tạo cùng vật liệu tái chế” dành cho thiếu nhi

Phú Mỹ Hưng phát động cuộc thi “Sáng tạo cùng vật liệu tái chế” dành cho thiếu nhi

Nhịp sống 11:03

Phú Mỹ Hưng phát động cuộc thi online “Sáng tạo cùng vật liệu tái chế” với chủ đề “Em yêu môi trường”, dành cho đối tượng thiếu nhi từ 5 đến 12 tuổi.

MoMo giúp tiểu thương gỡ nút thắt, chuyển đổi số

MoMo giúp tiểu thương gỡ nút thắt, chuyển đổi số

Doanh nghiệp 11:03

Bộ giải pháp tài chính từ MoMo giúp tiểu thương gỡ 3 nút thắt: thanh toán - vận hành - tín dụng trong quá trình chuyển đổi số

SỰ KIỆN GÂY SỐT SUỐT HÈ 2025: “Safari Adventure: Biệt đội siêu thú tái xuất” tại Gigamall

SỰ KIỆN GÂY SỐT SUỐT HÈ 2025: “Safari Adventure: Biệt đội siêu thú tái xuất” tại Gigamall

Nhịp sống 11:02

Sự kiện Safari Adventure diễn ra từ tháng 7-2025 tại TTTM Gigamall, số 240-242 Phạm Văn Đồng, phường Hiệp Bình, TP HCM

Đột phá 6 HMO: Bước tiến của Vinamilk tại diễn đàn dinh dưỡng lớn nhất châu Á

Đột phá 6 HMO: Bước tiến của Vinamilk tại diễn đàn dinh dưỡng lớn nhất châu Á

Doanh nghiệp 11:02

Tiên phong với đột phá 6 HMO, thương hiệu quốc dân Vinamilk định hình chuẩn dinh dưỡng quốc tế tại hội nghị phát triển châu Á 2025

Thế hệ trẻ toàn năng: Phá kén tỏa sáng, vững bước tài chính cùng Techcombank

Thế hệ trẻ toàn năng: Phá kén tỏa sáng, vững bước tài chính cùng Techcombank

Ngân hàng 11:01

Trong thời đại mà mỗi cá nhân đều mang trong mình khát khao làm chủ cuộc sống, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang bắt đầu hành trình làm chủ tài chính từ rất sớm.

ABBANK ra mắt ứng dụng ngân hàng số thế hệ mới siêu nhanh và bảo mật cho người dùng

ABBANK ra mắt ứng dụng ngân hàng số thế hệ mới siêu nhanh và bảo mật cho người dùng

Ngân hàng 11:01

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) chính thức ra mắt nền tảng ngân hàng số thế hệ mới dành cho khách hàng cá nhân mang tên ABBANK thay thế cho ứng dụng AB Ditizen