img

Sự việc đường dây sản xuất gần 600 loại sữa bột giả nhắm đến người bệnh, phụ nữ mang thai và trẻ em bị triệt phá đang gây rúng động trong xã hội.

Toàn cảnh đường dây sản xuất, phân phối 573 loại sữa bột giả- Ảnh 1.
Toàn cảnh đường dây sản xuất, phân phối 573 loại sữa bột giả- Ảnh 2.
Toàn cảnh đường dây sản xuất, phân phối 573 loại sữa bột giả- Ảnh 3.
Toàn cảnh đường dây sản xuất, phân phối 573 loại sữa bột giả- Ảnh 4.
Toàn cảnh đường dây sản xuất, phân phối 573 loại sữa bột giả- Ảnh 5.

Toàn cảnh đường dây sản xuất, phân phối 573 loại sữa bột giả- Ảnh 6.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, kinh doanh tiêu thụ sữa bột giả với quy mô cực lớn; đồng thời khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng chủ mưu cầm đầu đường dây nói trên cùng 6 bị can khác về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Toàn cảnh đường dây sản xuất, phân phối 573 loại sữa bột giả- Ảnh 7.

Toàn cảnh đường dây sản xuất, phân phối 573 loại sữa bột giả- Ảnh 8.

Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà liên kết góp vốn, huy động cổ đông sáng lập ra Công ty Rance Pharma và Công ty Hacofood, mở nhà máy tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) để sản xuất sữa bột giả.

Cường và Hà còn liên danh, liên kết bằng hình thức góp cổ phần để thành lập ra 9 công ty, tạo nên một hệ sinh thái với mục đích để các công ty này đứng tên hồ sơ công bố các dòng sản phẩm (nhãn thương hiệu sản phẩm) và trực tiếp kinh doanh, phân phối tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất tại Nhà máy của Công ty Hacofood Group và Công ty Rance Pharma.

Toàn cảnh đường dây sản xuất, phân phối 573 loại sữa bột giả- Ảnh 9.

Toàn cảnh đường dây sản xuất, phân phối 573 loại sữa bột giả- Ảnh 10.

Các công ty con và chi nhánh phân phối sản phẩm của Rance Pharma và Hacofood Group tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Nhóm đối tượng đã xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp, từ các cửa hàng bán lẻ đến các kênh bán hàng trực tuyến, nhằm đưa sản phẩm giả mạo đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Theo thông tin từ cơ quan điều tra, trong 573 loại sữa bột giả bị phát hiện do Công ty Rance Pharma và Công ty Hacofood Group tổ chức sản xuất, có một số sản phẩm đáng chú ý gồm: Colos 24H Premium Kid Baby, NewSure Colos 24H Kid Plus, Baby Care Colostrum Kid, Bold Milk For Mum Colostrum, Sure IQ Sure Gold, Talacmum, Cegold, The Empire, Ikidmi, Kawai, Superce, Hacomax, Biosmart, Kidnimil, Maxcare và Gumi Colos 24H Baby, Talacmum For Mum, Talacmum Gain, Talacmum Gludiabet, Talacmum Goat Kids, Talacmum Goat Pedia, Talacmum IQ Grow, Talacmum Kalosure Gold, Talacmum Kid Baby và Talacmum Pedia Cool.…

Toàn cảnh đường dây sản xuất, phân phối 573 loại sữa bột giả- Ảnh 11.

Một vài loại sữa giả được công bố.

Những sản phẩm này được gắn mác sữa cao cấp, bổ sung colostrum, DHA, yến sào, đông trùng hạ thảo... nhưng thực chất là hàng giả, không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc nguyên liệu và tiềm ẩn nguy cơ cao đối với sức khỏe người sử dụng – đặc biệt là những nhóm dễ tổn thương như trẻ nhỏ, người bệnh nền và phụ nữ mang thai.

Toàn cảnh đường dây sản xuất, phân phối 573 loại sữa bột giả- Ảnh 12.

Bài đăng của người tiêu dùng trên mạng xã hội. Ảnh chụp từ màn hình

Toàn cảnh đường dây sản xuất, phân phối 573 loại sữa bột giả- Ảnh 13.

Bài đăng của người tiêu dùng trên mạng xã hội. Ảnh chụp từ màn hình

Toàn cảnh đường dây sản xuất, phân phối 573 loại sữa bột giả- Ảnh 14.

Toàn cảnh đường dây sản xuất, phân phối 573 loại sữa bột giả- Ảnh 15.

Cơ quan đều tra xác định trong khoảng 4 năm, từ năm 2021 đến khi đường dây bị triệt phá, các đối tượng đã tiêu thụ sữa các loại ra thị trường, mang lại doanh thu gần 500 tỉ đồng.

Ngoài sản xuất, tiêu thụ sữa giả, Hoàng Mạnh Hà, Vũ Mạnh Cường, cùng Đặng Trung Kiên đã có hành vi lập hai hệ thống sổ sách kế toán, không ghi nhận đầy đủ doanh thu vào sổ sách kế toán và trốn kê khai thuế, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước ước tính hơn 28 tỉ đồng.

Cụ thể, qua kiểm tra hệ thống sổ sách kế toán Công ty Rance Pharma cho thấy tổng lợi nhuận thực tế (lãi gộp) 4 năm (từ 2021-2024) là hơn 102 tỉ đồng, trong khi công ty này chỉ khai báo thuế hơn 4.7 tỉ đồng, để ngoài sổ sách kế toán số tiền lợi nhuận là hơn 97,7 tỉ đồng, gây thất thoát lớn thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách nhà nước.

Toàn cảnh đường dây sản xuất, phân phối 573 loại sữa bột giả- Ảnh 16.

Toàn cảnh đường dây sản xuất, phân phối 573 loại sữa bột giả- Ảnh 17.

Sữa giả thiếu các thành phần dinh dưỡng thiết yếu, chỉ đạt dưới 70% chất lượng công bố, gây nguy cơ nghiêm trọng, đặc biệt đối với các đối tượng:

- Trẻ sinh non, trẻ sơ sinh: Suy dinh dưỡng, chậm phát triển, ảnh hưởng lâu dài đến thể chất và trí tuệ.

- Phụ nữ mang thai: Thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng đến thai nhi, nguy cơ sinh non hoặc dị tật.

- Người tiểu đường, suy thận: Tăng nguy cơ biến chứng do không đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng đặc thù.

- Triệu chứng cụ thể: Nôn trớ, tiêu chảy, dị ứng, chậm tăng cân, suy hô hấp, thậm chí ngộ độc nặng.

Toàn cảnh đường dây sản xuất, phân phối 573 loại sữa bột giả- Ảnh 18.

Toàn cảnh đường dây sản xuất, phân phối 573 loại sữa bột giả- Ảnh 19.

Câu hỏi mà bạn đọc đặt ra là vì sao trong một thời gian dài, đường dây sản xuất, tiêu thụ sữa bột giả cực lớn với cả một hệ sinh thái "hoành tráng" như vậy vẫn tồn tại, chỉ đến khi cơ quan điều tra vào cuộc mới bị bóc mẽ? Các bộ, ngành liên quan, cơ quan chức năng ở đâu, khâu cấp phép, kiểm nghiệm, hậu kiểm… như thế nào khi để "con voi chui qua lỗ kim" như thế?

Toàn cảnh đường dây sản xuất, phân phối 573 loại sữa bột giả- Ảnh 20.
Toàn cảnh đường dây sản xuất, phân phối 573 loại sữa bột giả- Ảnh 21.
Toàn cảnh đường dây sản xuất, phân phối 573 loại sữa bột giả- Ảnh 22.

Sản phẩm được quảng cáo rầm rộ trên mạng

Theo quy định của pháp luật, sản phẩm sữa cho trẻ em dưới 36 tháng phải được kiểm tra nghiêm ngặt. Tuy nhiên, các công ty lợi dụng kẽ hở trong việc "tự công bố sản phẩm" mà không chịu kiểm nghiệm trước khi lưu hành. Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm bị chỉ trích vì thiếu hiệu quả, không phát hiện kịp thời sản phẩm giả tràn lan.

Tại phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào chiều 16-4, bà Nguyễn Thanh Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Quốc hội, đặt vấn đề:

Toàn cảnh đường dây sản xuất, phân phối 573 loại sữa bột giả- Ảnh 23.

Toàn cảnh đường dây sản xuất, phân phối 573 loại sữa bột giả- Ảnh 24.

Toàn cảnh đường dây sản xuất, phân phối 573 loại sữa bột giả- Ảnh 25.

Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên