xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho TP Hải Phòng

Văn Duẩn

(NLĐO) - Chính phủ đề xuất thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng để khơi thông các điểm "nghẽn" và tạo đột phá.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, sáng 17-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng.

Đề xuất nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho TP Hải Phòng- Ảnh 1.

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình của Chính phủ. Ảnh: Phạm Thắng

Sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 35 của Quốc hội cho thấy một số cơ chế, chính sách về: Quản lý tài chính, ngân sách nhà nước, phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố quản lý, đã thực hiện đạt được kết quả nhất định, nhưng chưa tạo ra sự phát triển đột phá của TP.

Bên cạnh đó, một số cơ chế, chính sách (như về vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; chính sách phí, lệ phí; mức thu nhập cho các chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt) của TP phải chờ văn bản hướng dẫn nên triển khai chậm; còn thiếu các cơ chế, chính sách đặc thù mang tính vượt trội, đột phá, có tính động lực lan tỏa.

Cán bộ ở Hải Phòng có thể tiếp tục được hưởng thu nhập tăng thêm 0,8 lần

Chính vì vậy, Chính phủ cho rằng việc ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 35 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng để khơi thông các điểm "nghẽn", tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng và cả nước.

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết dự thảo nghị quyết quy định 6 nhóm chính sách lớn với 41 chính sách cụ thể. Trong đó, Chính phủ đề xuất phân cấp, phân quyền cho UBND TP Hải Phòng trong chấp thuận chủ trương, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỉ đồng trở lên thuộc cảng biển Hải Phòng.

Nhóm chính sách về khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo (Điều 7), thí điểm các chính sách ưu đãi về thuế đối với hoạt động khởi nghiệp sáng tạo đối với doanh nghiệp, các nhân, tổ chức trên địa bàn thành phố như: Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 10 năm; Miễn thuế thu nhập cá nhân trong thời hạn 10 năm đối với thu nhập từ lương, tiền công đối với chuyên gia, nhà khoa học, cá nhân khởi nghiệp sáng tạo.

Đề xuất nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho TP Hải Phòng- Ảnh 2.

Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu (bên trái) tại phiên họp.

Về chế độ cán bộ công chức, viên chức, dự thảo nghị quyết cho phép HĐND TP Hải Phòng được quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách thành phố và cho phép ngân sách cấp dưới sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức, với mức không quá 0,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ hoặc mức lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo. Đây là quy định đã có tại Nghị quyết 35 và đang được thực hiện tại TP từ năm 2022 tới nay.

Dự thảo nghị quyết cũng cho phép thí điểm thành lập và tổ chức hoạt động Khu thương mại tự do thế hệ mới tại TP Hải Phòng (Khu TMTD Hải Phòng). Đây là khu vực có ranh giới địa lý xác định, nơi thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, mang tính đột phá nhằm thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, dịch vụ thúc đẩy xuất khẩu, công nghiệp, hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Khu TMTD Hải Phòng được tổ chức thành các khu chức năng: Khu sản xuất, khu cảng và hậu cần cảng - logistics, khu thương mại - dịch vụ và các loại hình khu chức năng khác theo quy định của pháp luật

Dự thảo Nghị quyết đề xuất phân cấp cho HĐND Thành phố quyết định thành lập, mở rộng, điều chỉnh ranh giới Khu TMTD Hải Phòng gắn với Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng tương tự như khu công nghiệp.

Trên cơ sở hồ sơ dự thảo nghị quyết, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát, theo đó xin ý kiến Bộ Chính trị đối với những vấn đề lớn, có tác động phạm vi rộng, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng. Căn cứ ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, căn cứ Kết luận của UBTVQH, ban soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu ý kiến UBTVQH, ý kiến thẩm tra, hoàn thiện dự thảo nghị quyết; chịu trách nhiệm về đủ điều kiện về chất lượng văn bản, quy trình, tiến độ để trình Quốc hội xem xét.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo