xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Điểm nóng xung đột ngày 9-4: Điểm yếu chiến lược của các nước vùng Baltic

(NLĐO) - Lithuania là điểm nhạy cảm an ninh của các quốc gia Baltic vì biên giới Tây Nam nước này giáp với vùng lãnh thổ quân sự trọng yếu Kaliningrad của Nga.

Vị trí này khiến tuyến phòng thủ của Lithuania kéo dài thêm 275 km. Với dân số chỉ khoảng 2,8 triệu người, Lithuania còn là tuyến phòng thủ chính của hành lang Suwałki - một dải đất hẹp nối giữa Lithuania và Ba Lan, đồng thời là con đường ngắn nhất trên bộ giữa Belarus và Kaliningrad.

Cả Kaliningrad lẫn hành lang Suwałki đều là những điểm yếu chiến lược lớn, vì Nga có thể lợi dụng các khu vực này để cắt đứt ba nước Baltic khỏi phần còn lại của châu Âu, rồi phong tỏa họ từ phía biển.

Tuy nhiên, điểm yếu này đã được khắc chế phần nào. Ông Karolis Aleksa, Thứ trưởng Quốc phòng Litva, nhận định việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO cải thiện "bức tranh chiến lược" cho khu vực, biến biển Baltic thành "hồ NATO".

Ba nước Baltic là Estonia, Latvia và Lithuania nằm ở sườn Đông của NATO. Bản đồ: CSIS

Ba nước Baltic là Estonia, Latvia và Lithuania nằm ở sườn Đông của NATO. Bản đồ: CSIS

Lithuania, và cả khu vực Baltic, đang lên kế hoạch thiết lập khoảng 1.000 boongke bê tông có chiến hào, mương chống tăng, kho đạn dược và nơi trú ẩn tiếp tế nhằm củng cố khoảng 970 km biên giới phía Đông của các nước Baltic - giáp với Nga và Belarus.

Họ cũng tập trung mua sắm hệ thống phòng không - vốn thiếu hụt trên khắp châu Âu - và tăng cường khả năng tấn công tầm xa.

Ngoài đối đầu quân sự trực diện, chuyên gia chỉ ra các nước vùng Baltic cũng lo ngại bị tấn công hỗn hợp, như phá hoại cáp ngầm dưới biển Baltic, tấn công mạng và thông tin sai lệch.

Trong bối cảnh đó, các quốc gia Baltic, Ba Lan và Phần Lan gần đây tuyên bố sẽ rút khỏi hiệp ước quốc tế cấm mìn sát thương, còn Lithuania rút khỏi hiệp ước bom chùm. Họ khẳng định muốn có quyền tự do lựa chọn các hệ thống vũ khí mới.

Năm 2024, Ba Lan cũng bắt đầu xây dựng "Lá chắn phía Đông" - tuyến hạ tầng phòng thủ nhiều lớp và hệ thống giám sát cao cấp dọc biên giới với Nga và Belarus. Gần đây, quân đội nước này đang có kế hoạch rải mìn ở biên giới phía Đông.

Phác thảo tuyến phòng thủ Baltic. Đồ họa: Telegraph - Việt hóa: Phương Linh

Phác thảo tuyến phòng thủ Baltic. Đồ họa: Telegraph - Việt hóa: Phương Linh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo