xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải bài toán thu hút vốn cho ngành điện

LÊ THÚY

Nhu cầu vốn đầu tư cho nguồn và lưới truyền tải từ nay đến năm 2030 cần tới hơn 136 tỉ USD

Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8% trở lên và đạt mức tăng trưởng 2 con số giai đoạn 2026-2030, nhu cầu điện năng phải tăng gần 1,5 lần, tương đương với mức tăng từ 12% đến 16% mỗi năm.

Còn nhiều trở ngại

Tuy vậy, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cho biết một trong những thách thức lớn là theo dự thảo điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII, nhu cầu vốn cho phát triển điện và hệ thống lưới truyền tải từ nay đến năm 2030 (chỉ khoảng 5,5 năm) là 136 tỉ USD, tức nhu cầu vốn hằng năm sẽ gấp đôi so với dự tính ban đầu tại Quy hoạch Điện VIII trong 10 năm (2021-2030) là 134 tỉ USD.

Đại diện Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đặt giả thiết trung bình quy mô mỗi dự án điện mặt trời và điện gió trên bờ là 50 MW. Như vậy, số lượng dự án điện mặt trời và điện gió dự kiến xây dựng trong Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII rất lớn từ 400-600 dự án điện gió; 600-1.100 dự án điện mặt trời. Điều này cần nhiều nhân lực cho công tác chọn nhà đầu tư, xét duyệt, quản lý nghiệm thu dự án tại các địa phương. Với nguồn điện LNG, đã có quy định về sản lượng hợp đồng (Qc), cho phép nhà máy điện LNG vận hành với số giờ đầy tải quy đổi khoảng 5.700 giờ/năm và được chuyển ngang giá khí nhưng với các nhà đầu tư FDI, mức huy động này vẫn chưa đủ hấp dẫn đối với huy động vốn vay. Với các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2, mặc dù đã có cơ chế đặc biệt để đẩy nhanh tiến độ nhưng cần thêm thời gian để hoàn thiện các hành lang pháp lý cần thiết, các thực thể quản lý, thanh sát an toàn... Trong khi đó, Việt Nam chưa làm chủ công nghệ, mục tiêu hoàn thành xây dựng điện hạt nhân trong hơn 5 năm là thách thức lớn. Trong khi đó, thị trường điện chậm triển khai, giá điện chưa linh hoạt theo yếu tố đầu vào.

Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước luôn đánh giá tiềm năng và có nhu cầu rất lớn đầu tư vào năng lượng. Mới đây, một tập đoàn lớn trong nước đã đề xuất đầu tư nhiều dự án sạch có quy mô hàng chục tỉ USD. Hay các nhà đầu tư nước ngoài cũng ngỏ ý muốn đầu tư vào năng lượng. Ông Hong Sun, Chủ tịch Danh dự Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) Hàn Quốc (KOCHAM), cho hay các nhà đầu tư Hàn Quốc đang rất quan tâm đầu tư vào điện mặt trời, điện gió, điện khí, điện hạt nhân tại Việt Nam. "Trong đó, chúng tôi có kinh nghiệm phát triển điện hạt nhân hơn 20 năm qua và cam kết giá cạnh tranh" - ông Sun nói. Tuy nhiên, ông Hong Sun nhấn mạnh một trong những vấn đề quan trọng nhất mà nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm là cam kết bảo lãnh của Chính phủ với dự án đó. Khi đầu tư vào một dự án hàng tỉ USD, thì các nhà đầu tư phải sử dụng vốn vay thêm từ các định chế tài chính, do vậy rất cần sự bảo lãnh của Chính phủ.

Đại diện KOCHAM tin tưởng khi Luật Điện lực có một số điểm cải cách mới đã có hiệu lực, song mong muốn Nghị định hướng dẫn thi hành luật cần phải triển khai nhanh, quyết liệt để nhà đầu tư triển khai dự án thuận lợi, đạt hiệu quả cao.

Nhu cầu điện tăng mạnh để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8%Ảnh: EVN

Nhu cầu điện tăng mạnh để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8%Ảnh: EVN

Sớm hoàn thiện khung pháp lý

Ông Stuart Livesey, Tổng Giám đốc Copenhagen Offshore Partners (COP), nhấn mạnh cần một khung pháp lý và quy trình hoàn chỉnh để các nhà đầu tư nước ngoài có thể tiến vào thị trường điện gió ngoài khơi của Việt Nam. Bên cạnh nhu cầu có một lộ trình đầu tư và cấp phép rõ ràng, Việt Nam cần hành động ngay từ bây giờ, bởi một dự án điện gió ngoài khơi cần khoảng 7-8 năm để đi vào hoạt động từ khâu lên kế hoạch.

Trong khi đó, bà Virginia Foote, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Hà Nội, chia sẻ 2025 là năm then chốt của ngành năng lượng Việt Nam thể hiện rõ những quyết tâm, quyết sách trong việc thu hút nguồn vốn tư nhân vào năng lượng. Vì vậy, nhà đầu tư của Mỹ mong muốn sớm thực hiện được cơ chế mua bán điện trực tiếp, cùng với đó giải quyết những thách thức về tài chính cấp vốn, rủi ro tuân thủ, quy định pháp luật về trọng tài… Đại diện Hiệp hội Năng lượng Việt Nam kiến nghị cần sớm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi, Luật Tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Đối với các văn bản dưới luật, cần ban hành các quy định giá mua bán điện của các nguồn linh hoạt, giá mua bán điện thủy điện tích năng, làm cơ sở để hỗ trợ phát triển nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

Liên quan tới đề xuất của một số nhà đầu tư về bổ sung dự án điện vào Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh, ông Đoàn Ngọc Dương, Phó Cục trưởng Cục Điện lực (Bộ Công Thương), khuyến nghị các nhà đầu tư cần rà soát kỹ nội dung trong dự thảo Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh và đề xuất các dự án phù hợp với cấu trúc đã được phê duyệt, đặc biệt trong giai đoạn 2025-2035. Các nhà đầu tư cần bám sát danh mục dự án được duyệt và thực hiện thủ tục đầu tư hoặc đấu thầu tại địa phương. UBND các tỉnh/thành là cơ quan thẩm quyền tiếp nhận đề xuất.

Cùng với đó, Bộ Công Thương đang xây dựng khung giá cho các loại hình phát điện, bảo đảm có thể triển khai ngay sau khi quy hoạch được phê duyệt. Cụ thể, Phó Cục trưởng Cục Điện lực cho biết: Bộ đã cơ bản hoàn tất việc rà soát và hoàn thiện các khung giá cho từng loại hình phát điện chính trong hệ thống như: Điện than, điện khí, điện gió trên bờ, điện mặt trời, điện sinh khối; hay một số loại hình nguồn điện chưa có trong hệ thống điện Việt Nam nhưng sẽ đóng vai trò quan trọng trong thời gian tới như điện gió ngoài khơi, thủy điện tích năng, điện mặt trời có kết hợp pin lưu trữ. 

Gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo

Theo ông Đoàn Ngọc Dương, khó khăn vướng mắc liên quan tới quy hoạch điện, thẩm quyền xử lý thuộc Bộ Công Thương; khó khăn, vướng mắc quy hoạch chồng lấn của địa phương, đất đai, khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh của các địa phương có dự án. Khó khăn liên quan tới áp dụng giá FiT, nghiệm thu công tác xây dựng, thẩm quyền thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). "Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết 233 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11-2024, EVN chủ động tích cực, rà soát, trao đổi với nhà đầu tư. EVN đã có sơ bộ báo cáo phương án, tuy nhiên Bộ Công Thương sau khi xem xét rà soát, thấy rằng nội dung giá tạm tính chưa thực sự phù hợp nên đề nghị EVN rà soát theo tinh thần làm đúng chỉ đạo của Chính phủ" - đại diện Bộ Công Thương cho biết. Về tổ công tác xử lý các vướng mắc điện mặt trời với nhà đầu tư Thái Lan, Phó Cục trưởng Cục Điện lực thông tin các nhà đầu tư Thái Lan chủ yếu là nhà đầu tư thứ cấp, mua lại cổ phần sau khi dự án đã vào vận hành. Theo đó, Bộ Công Thương đã thành lập tổ công tác chuyên trách, đang thu thập, rà soát thông tin và dự kiến có buổi đối thoại trực tiếp giữa tuần sau với các nhà đầu tư.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo