xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hàng trăm ngàn căn hộ sắp được gỡ vướng nhờ nghị quyết mới

Sơn Nhung

(NLĐO)- Thị trường bất động sản sẽ tăng nguồn cung vì nhiều dự án được gỡ vướng do áp dụng các Nghị quyết, nghị định vừa mới ban hàng.

Ngày 9-4, tại Diễn đàn "Cơ chế đặc thù và dòng vốn cho thị trường bất động sản" do Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, tổ chức ở TP HCM, các chuyên gia tài chính, chủ đầu tư và các hiệp hội đã nêu nhiều giải pháp thiết thực đặc biệt là việc triển khai Nghị quyết 170/2024/QH (Nghị quyết 170) và Nghị quyết 171/2024/QH (Nghị quyết 171) của Quốc hội vừa có hiệu lực từ ngày 1-4-2025.

Ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, nhấn mạnh Nghị quyết 170, Nghị quyết 171 của Quốc hội và các Nghị định liên quan đến cơ chế đặc thù tháo gỡ điểm nghẽn cho các dự án bất động sản vướng mắc hàng chục năm qua, mà phần lớn các dự án này nằm ở vị trí vàng, đắc địa. Nghị quyết 171 ra đời đã tháo gỡ cho những dự án đình trệ lâu năm, chôn tài nguyên, nguồn lực cho nhà đầu tư, cho khách hàng, cho xã hội.

Hàng trăm ngàn căn hộ sắp được gỡ vướng nhờ nghị quyết mới- Ảnh 1.

Dự án Tresor do Novaland phát triển dự án đã được tháo gỡ vướng mắc

Ông Đào Trung Chính, Cục trưởng Cục Quản lý đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), cho rằng hai Nghị quyết nêu trên mang tính chất đột phá rõ rệt. Cụ thể, Nghị quyết 171 đã tháo gỡ các vướng mắc đối với những dự án chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, do nhiều dự án đã được giao đất nhưng chưa xác định được tiền sử dụng đất. "Nhiều địa phương rất e ngại vấn đề này vì việc giao đất có thời hạn, nếu tính toán sai sẽ dễ dẫn đến thất thoát ngân sách. Hiện nay, luật mới đã được sửa đổi, quy định rằng kể từ thời điểm giao đất, nếu chậm nộp thì mỗi năm sẽ phải nộp thêm 5,4% – đây là giải pháp tháo gỡ hiệu quả cho nhiều dự án" – ông Chính nhận định.

Riêng Nghị quyết 170 chỉ mới áp dụng cho 5 địa phương gồm Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Long An, do liên quan đến thẩm quyền của Quốc hội và các kết luận thanh tra, cũng như một số bản án đã có hiệu lực nên không thể "xóa cờ làm lại" hoàn toàn. Vì vậy, hiện tại chỉ xử lý trách nhiệm của các chủ đầu tư vi phạm, còn đối với người dân và các vướng mắc khác thì cần có giải pháp tháo gỡ, bổ sung để các dự án được tiếp tục triển khai. 

Ông Chính cho biết thêm vẫn còn nhiều dự án chưa được đề cập trong Đề án 153. Trong thời gian tới, Quốc hội và các địa phương sẽ tiếp tục xem xét, phân loại cụ thể từng dự án để có cơ sở phân quyền và tháo gỡ các vướng mắc phù h

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, cho rằng trong thời gian thí điểm thực hiện Nghị quyết 171, các nhà đầu tư được phép thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất hiện có đối với các loại đất không phải là đất ở, như đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp… để phát triển dự án nhà ở thương mại. Quy định này sẽ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc tồn tại lâu nay đối với khu đất thuộc hơn 300 doanh nghiệp, với tổng diện tích lên đến 1.913 ha đã đăng ký tham gia thực hiện thí điểm trên địa bàn TP HCM. Trước đây, các dự án này bị "mắc kẹt" do quy định pháp luật chưa cho phép.

Ông ước nếu mỗi dự án được tháo gỡ có khoảng 630 căn nhà, thì sẽ có thêm khoảng 216.000 căn nhà được cung ứng cho thị trường trong vòng 3 đến 10 năm tới. Đồng thời, việc khơi thông các dự án này có thể thu hút tới 1,9 triệu tỉ đồng vốn đầu tư, lan tỏa tác động tích cực đến hơn 35 ngành kinh tế khác, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách và khắc phục tình trạng lãng phí đất đai kéo dài.

Ông Vương Duy Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng chia sẻ: "Cùng với cơ chế chính sách tháo gỡ cho các dự án nhà ở thương mại, chúng ta cũng cần có các cơ chế chính sách phù hợp để thúc đẩy sự phát triển nhà ở xã hội một cách hiệu quả hơn nữa, đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội, chứ không chỉ giới hạn cho đối tượng người thu nhập thấp".

"Tuy nhiên, số lượng các dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng hiện nay còn hạn chế. Do đó, cần phải có những cơ chế khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa. Chính phủ đang xây dựng và trình Quốc hội về các cơ chế chính sách mới để thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản. Đặc biệt, đối với vấn đề nguồn vốn, cần phải thành lập quỹ ưu tiên phát triển nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính và thủ tục đầu tư cần được rút ngắn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia. Chỉ khi giải quyết được các vấn đề này, chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội như đã đề ra" - ông Dũng chia sẻ thêm.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo