Bà Nguyễn Thị Lành, đang làm tạp vụ cho một đơn vụị thi hành án dân sự tại một huyện ở TP HCM, cho hay bà được ký hợp đồng nhân viên tạp vụ từ năm 2017 đến nay. Lúc đầu, bà được ký hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, nay là Nghị định 111/2022/NĐ-CP. Bà muốn biết khi cơ quan sáp nhập, có được hưởng chế độ theo Nghị định 178/NĐ-CP?
Trao đổi về vấn đề này, luật sư Đào Quang Huy (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết trường hợp của bà Lành ký hợp đồng lao động với Cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện từ năm 2017 được quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17-1-2000 về hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp:
"Điều 1. Thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp:
4. Vệ sinh;
…"

Lễ tân, phục vụ; tạp vụ; trông giữ phương tiện; bảo trì, bảo dưỡng, vận hành trụ sở, trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Ảnh: AI
Nay là điểm b, khoản 1 điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP ngày 30-12-2022 (thay thế Nghị định 68) về hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp:
"Điều 4. Các công việc thực hiện hợp đồng
1. Các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan, gồm:
b) Lễ tân, phục vụ; tạp vụ; trông giữ phương tiện; bảo trì, bảo dưỡng, vận hành trụ sở, trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;...
Như vậy, bà Lành làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức và lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trước ngày 15-1-2019 được quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 2 Nghị định 178 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 67/2025/NĐ-CP).
"Điều 2 nghị định 178/NĐ-CP: Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và lực lượng vũ trang do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp (sau đây viết tắt là sắp xếp tổ chức bộ máy) quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:
c) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15-1-2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức (sau đây viết tắt là người lao động)".

Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức và lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Ảnh: AI
Khi thôi việc thì bà Lành được hưởng chính sách nghỉ thôi việc với viên chức và người lao động quy định chi tiết tại Điều 10 Nghị định 178 (sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 67).
"Điều 10. Chính sách nghỉ thôi việc đối với viên chức và người lao động quy định tại điểm a và điểm c, khoản 1 Điều 2 Nghị định này
Viên chức và người lao động có tuổi đời từ đủ 2 năm trở lên đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và không đủ điều kiện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi quy định tại Điều 7 Nghị định này, nếu nghỉ thôi việc thì được hưởng các chế độ như sau:
1. Được hưởng trợ cấp thôi việc:
a) Đối với người nghỉ thôi việc trong thời hạn 12 tháng đầu tiên kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền thì được hưởng trợ cấp bằng 0,8 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng tính hưởng trợ cấp thôi việc.
b) Đối với người nghỉ thôi việc từ tháng thứ 13 trở đi kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền thì được hướng bằng 0,4 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng tính hưởng trợ cấp thôi việc.
2. Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
3. Được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
4. Được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp"
Như vậy, trường hợp của bà Lành khi cơ quan sáp nhập được hưởng chế độ theo nghị định 178/NĐ-CP.
Bình luận (0)