Để tạo sự thuận tiện cho người tham gia và thể hiện sự linh hoạt của chính sách BHXH tự nguyện, Luật BHXH 2024 quy định người tham gia BHXH tự nguyện có thể đóng tiền theo các phương thức 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau.

Cán bộ BHXH TP HCM tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện cho người dân
Theo Nghị định số 159/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo các phương thức trên mà trong thời gian đó thuộc một trong các trường hợp dưới đây sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng:
- Thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
- Hưởng BHXH một lần theo quy định tại Điều 102 Luật BHXH.
- Chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết.
- Đủ điều kiện và có đề nghị được giải quyết hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 98 hoặc khoản 9 Điều 141 Luật BHXH.
Số tiền hoàn trả được xác định bằng tổng số tiền đã đóng tương ứng với thời gian còn lại của phương thức đóng mà người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng và không bao gồm tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có).
Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng một lần cho nhiều năm về sau (không quá 60 tháng một lần) theo Điều 6 Nghị định trên thì số tiền hoàn trả được xác định theo công thức sau:

Trong đó:
HT: Số tiền hoàn trả (đồng);
TNi: Mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện do người tham gia BHXH tự nguyện chọn tại thời điểm đóng (đồng/tháng);
M: Số tiền hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện của Nhà nước (nếu có);
r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng của năm trước liền kề với năm đóng do BHXH Việt Nam công bố (%/tháng);
n: Số năm đóng trước do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn, nhận một trong các giá trị từ 2 đến 5;
m: Số tháng còn lại của phương thức đóng mà người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng;
i: Tham số tự nhiên có giá trị từ (n x 12 - m +1) đến (n x 12).
Bình luận (0)