xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nuôi tôm thân thiện với môi trường

Ca Linh

Chuyển đổi các phương thức sản xuất thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ tiên tiến... giúp ngành tôm nâng cao năng lực cạnh tranh


Việc chuyển đổi sang các phương thức sản xuất thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ tiên tiến... giúp ngành tôm nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT) Phùng Đức Tiến cho biết suốt 2 thập kỷ qua, ngành tôm luôn giữ vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Tôm Việt Nam chiếm 13%-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm toàn cầu.

Xanh hóa dần vùng nuôi

Cộng đồng ngành tôm đã nỗ lực không ngừng để con tôm của Việt Nam trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đưa Việt Nam thành một trong những quốc gia cung cấp tôm hàng đầu thế giới.

"Ngành tôm đang bước vào giai đoạn "cách mạng xanh" với sự thay đổi mạnh mẽ về phương thức, mô hình sản xuất, từ truyền thống sang sản xuất bền vững, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong khâu nuôi, sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và các giải pháp tiết kiệm" - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phân tích.

Nhiều doanh nghiệp đã chủ động đầu tư công nghệ nuôi tôm, giúp giảm thiểu tác động đến môi trường, đáp ứng được tiêu chuẩn của các thị trường quốc tế, đạt được các chứng nhận ASC, GlobalGAP, BAP. Việc sử dụng thức ăn cho tôm đã và đang được cải thiện theo hướng ít phát thải carbon, tăng tính thân thiện với môi trường. Hiện nay, mục tiêu ngành tôm hướng đến không chỉ là tập trung vào sản lượng mà còn ưu tiên chất lượng, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và tạo ra giá trị gia tăng bền vững.

TS Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Thủy sản Việt Nam, cho rằng việc ứng dụng rộng rãi khoa học kỹ thuật và các mô hình công nghệ cao vào nuôi tôm đã giúp năng suất và kim ngạch xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, việc nở rộ các mô hình nuôi này đã vô hình trung tạo áp lực lên môi trường sống của tôm, khiến chất lượng vùng nuôi dần sụt giảm.

Vì thế, những năm qua, cùng với việc nâng cao năng suất và chất lượng, vấn đề tìm kiếm những giải pháp nhằm phát triển lĩnh vực nuôi tôm một cách hiệu quả, bền vững luôn được ngành nông nghiệp và các địa phương chú trọng, nhất là khi yêu cầu của thị trường thế giới ngày càng khắt khe hơn, đòi hỏi yếu tố thân thiện môi trường cao hơn.

Do đó, "sản xuất xanh" là chủ đề mà ngành nuôi trồng thủy hải sản đang hướng đến đối với ngành tôm. Điều này còn phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng về phát triển kinh tế xanh, phù hợp với cam kết của Chính phủ cũng như hành động của ngành nông nghiệp và môi trường.

Nuôi tôm thân thiện với môi trường- Ảnh 1.

Nuôi tôm công nghệ cao tại Bạc Liêu. Ảnh: HOÀNG VŨ

Nuôi tôm thân thiện với môi trường- Ảnh 2.

Nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam đã vượt qua nhiều thách thức để đạt kim ngạch xuất khẩu trên 4 tỉ USD, tăng 14% so với năm 2023. Trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm đạt 542,3 triệu USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2024. Sản phẩm tôm của Việt Nam đã xuất khẩu sang 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường lớn và yêu cầu cao.

Theo Cục Thủy sản và Kiểm ngư - Bộ NN-MT, nhiều tiến bộ kỹ thuật trong nuôi tôm đã được áp dụng ở nước ta. Đó là quy trình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Biofloc; quy trình Grofarm tối ưu hóa dinh dưỡng trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, giảm giá thành sản xuất, bảo vệ môi trường; quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ứng dụng công nghệ Micro-Nano Bubble Oxygen…

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Việt Nam (VASEP), đánh giá tăng trưởng xanh là xu hướng tất yếu để ngành tôm duy trì vị thế trên thị trường toàn cầu. Điều này đòi hỏi ngành tôm phải có những chuyển đổi cơ cấu loài nuôi, đa dạng hóa sản phẩm và ứng dụng công nghệ bền vững.

Ngoài ra, việc giảm phát thải khí carbon và tăng cường truy xuất nguồn gốc cũng là những xu hướng quan trọng trong ngành tôm. Trong khi đó, công nghệ blockchain và theo dõi sản phẩm sẽ giúp tăng cường tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc của sản phẩm tôm.

Năm 2025, dự báo ngành tôm sẽ đối mặt nhiều khó khăn, thách thức do kinh tế thế giới phục hồi chậm; chi phí đầu vào tăng; áp lực cạnh tranh thương mại; các yêu cầu mới và ngày càng khắt khe hơn của thị trường nhập khẩu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; các rào cản, biện pháp phòng vệ thương mại của một số nước lớn...

TS Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) Việt Nam - Bộ NN-MT, nhận định việc tuân thủ SPS sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu. Các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có yêu cầu SPS nghiêm ngặt.

Nếu đáp ứng tốt các quy định SPS, Việt Nam sẽ có lợi thế hơn so với các nước chưa đạt tiêu chuẩn; giảm nguy cơ bị hạn chế nhập khẩu, hạn chế tình trạng bị trả lại hàng và tăng chi phí kiểm định do vi phạm SPS. Khi đáp ứng quy định về SPS, tôm Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng, an toàn thực phẩm, từ đó nâng tầm thương hiệu, giá bán cũng cao hơn nhờ đạt tiêu chuẩn quốc tế. 

Năng lượng xanh - lựa chọn tất yếu

Theo TS Nguyễn Thị Ánh Phương, Tổng Giám đốc Công ty CP Tona Syntegra Solar, việc lưới điện không ổn định, chi phí sử dụng năng lượng cao, biến đổi khí hậu, dịch bệnh... làm tăng nguy cơ lỗ của con tôm khi xuất khẩu.

Vì vậy, năng lượng xanh được xem là lựa chọn tất yếu và hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành tôm. Giải pháp sử dụng điện năng lượng mặt trời kết hợp hệ thống pin lưu trữ đã sẵn sàng, giúp ngành tôm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, nuôi trồng.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo