xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tàu Trung Quốc phát hiện bí ẩn “Mặt Trăng chia đôi”

Anh Thư

(NLĐO) - Phân tích đá núi lửa mà sứ mệnh Hằng Nga 6 của Trung Quốc mang về, các nhà khoa học nhận thấy lớp phủ của Mặt Trăng rất lạ thường.

Theo SciTech Daily, một nghiên cứu mới do GS Hu Sen từ Viện Địa chất và địa vật lý thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho thấy Mặt Trăng bị chia đôi một cách lạ thường với một nửa khô, một nửa ướt.

Bề mặt thiên thể này có thể trông khô cằn như nhau, nhưng sự khác biệt nằm ở lớp phủ.

Tàu Trung Quốc phát hiện bí ẩn “Mặt Trăng chia đôi”- Ảnh 1.

Mặt Trăng của chúng ta có thể đã tiến hóa rất khác nhau ở hai bán cầu - Minh họa AI: Thu Anh

Phân tích mẫu đá núi lửa mà sứ mệnh thám hiểm Mặt Trăng Hằng Nga 6 của Trung Quốc mang về địa cầu, họ nhận thấy lớp phủ ở "mặt tối" của Mặt Trăng chỉ chứa 1-1,5 microgram nước trên mỗi gram vật liệu bề mặt.

"Mặt tối" là mặt phía xa của thiên thể này, không bao giờ quay về phía Trái Đất. Vệ tinh tự nhiên này vốn bị khóa thủy triều với hành tinh của chúng ta, dẫn đến việc nó luôn đối diện với chúng ta bằng một mặt duy nhất.

Mật độ nước trong vật liệu lớp phủ ở mặt tối là rất thấp so với mặt được chiếu sáng, vốn có từ 1-200 microgram nước trên mỗi gram vật liệu bề mặt.

Đáng chú ý là lớp vỏ lộ ra trên bề mặt ở khu vực gọi là Địa hình Procellarum KREEP ở mặt được chiếu sáng có nồng độ thorium (Th) cao hơn hai khu vực điển hình của mặt tối là Cao nguyên Feldspathic và Lưu vực Nam Cực–Aitken (SPA).

Cả thorium và nước đều được coi là những nguyên tố không tương thích trong quá trình magma hóa, nghĩa là chúng ít khi được kết hợp vào các khoáng chất kết tinh.

Các phát hiện trên khẳng định thêm rằng bán cầu chìm trong bóng tối của Mặt Trăng khô cằn hơn phần mà người Trái Đất vẫn nhìn thấy.

Theo bài công bố trên tạp chí Nature, các kết quả này có thể đem đến nhiều thông tin thú vị về cách thiên thể này tiến hóa và cũng giải thích phần nào các đặc điểm bất đối xứng được quan sát từ bề mặt Mặt Trăng, kể từ khi nhân loại bắt đầu tìm hiểu được mặt tối của nó.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo