xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trái Đất che giấu “đại dương thứ 6” đầy lửa?

(NLĐO) - Một đại dương bí ẩn thuộc liên đại Hỏa Thành vẫn chưa hoàn toàn biến mất và vẫn ảnh hướng mạnh đến Trái Đất ngày nay.

Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Nature chỉ ra rằng những cấu trúc bí ẩn sâu dưới lòng Trái Đất - được phát hiện thông qua sự chậm lại bất thường của sóng địa chấn - là phần còn lại của một "đại dương lửa" cổ đại.

Khác với Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương và Nam Đại Dương ngày nay, "đại dương thứ 6" này từng ngập đầy magma.

Trái Đất che giấu “đại dương thứ 6” đầy lửa?- Ảnh 1.

Hai cấu trúc to bằng lục địa bí ẩn nằm dưới đáy lớp phủ, ngay ranh giới với lõi ngoài của Trái Đất - Đồ họa: Sanne.cottaar

Theo Live Science, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà vật lý hành tinh Charles-Édouard Boukaré từ Đại học York (Canada) đã xây dựng một mô hình mới về sự hình thành của Trái Đất, sử dụng cả dữ liệu hóa học và dữ liệu địa chất.

Dữ liệu này xét đến cả hai "vùng vận tốc cực thấp" (ULVZ) nằm ở đáy lớp phủ, ngay ranh giới với lõi ngoài của hành tinh.

Hai khu vực này có kích cỡ bằng lục địa và làm bằng một thứ vật liệu khác biệt với phần còn lại của lớp phù, khiến sóng địa chấn chậm lại rõ rệt khi đi qua.

Có nhiều giả thuyết liên quan đến hai khu vực bí ẩn này, bao gồm giả thuyết cho rằng chúng có thể là tàn tích của một hành tinh mang tên Theia, to bằng Sao Hỏa, đã va chạm Trái Đất 4,5 tỉ năm trước, hợp nhất với địa cầu sơ khai và góp phần sinh ra Mặt Trăng.

Nhưng mô hình mới của TS Boukaré và các cộng sự cho ra rằng hai khu vực này rất có thể là tàn tích của một đại dương ngập đầy magma.

Đại dương này được cho là hình thành trong chỉ vài trăm triệu năm đầu tiên của lịch sử Trái Đất, trong thời kỳ địa chất nóng bỏng được gọi là "liên đại Hỏa Thành".

Nó ẩn sâu bên trong Trái Đất hàng tỉ năm qua chứ không thoát ra ngoài.

Trái Đất che giấu “đại dương thứ 6” đầy lửa?- Ảnh 2.

Trái Đất rực lửa trong liên đại Hỏa Thành - Ảnh: SCITECH DAILY

Khi mới ra đời, Trái Đất của chúng ta bắt đầu với một lớp vỏ rắn mỏng, nhưng nó lạnh và kém nổi hơn lớp phủ bên dưới nên nhanh chóng bị chìm xuống, tan chảy trong biển lửa.

Khi vật liệu lớp phủ tiếp tục nguội đi, các chất rắn hình thành ở lớp phủ trên lại bắt đầu chìm xuống và tích tụ ở lớp phủ dưới.

Các chất rắn này giàu oxit sắt, có mật độ cao và có điểm nóng chảy thấp, vì vậy nó chìm sâu hơn và chỉ có thể nóng chảy ở khu vực cực nóng ở lớp phủ sâu. Nhưng vì bản chất của nó vốn là một chất rắn mật độ cao, nó không bao giờ có thể nổi lên lần nữa.

Vậy là lớp vật liệu này ở lại dưới đáy lớp phủ, được nung chảy liên tục bằng nhiệt từ lõi hành tinh, tạo nên một đại dương magma lâu dài.

Theo TS Boukaré, những phát hiện này cho thấy cấu trúc chính của Trái Đất được hình thành rất sớm trong lịch sử của nó.

Những "hạt giống động lực học" này đã được gieo trồng rất sớm và những cấu trúc cổ xưa này vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến quá trình tiến hóa của hành tinh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo